Giá củ kiệu miền Trung tăng đột biến Thương lái đang đổ xô về xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (Bình Định) mua củ kiệu với giá cao "ngất ...

Giá củ kiệu miền Trung tăng đột biến

Thương lái đang đổ xô về xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (Bình Định) mua củ kiệu với giá cao "ngất ngưởng" 28.000 đồng mỗi ký đưa đi tiêu thụ khắp cả nước đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết Giáp Ngọ sắp tới.  
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) vừa quyết định công nhận bảo hộ nhãn hiệu "Kiệu Phù Mỹ" cho làng trồng kiệu Tết ở thôn Trung Hội, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ. 
10-1-Anh-1-Kieu-tet-1437-1389328383.jpg
Chị Nguyễn Thị Phú ở thôn Trung Hội thu hoạch kiệu trên đồng bán cho thương lái đáp ứng thị trường dịp tết. Ảnh :Minh Thùy.
Từ lâu, củ kiệu Mỹ Trinh nổi tiếng với hương vị đặc biệt thơm ngon, giòn và ngọt được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng. Còn khoảng 2 tuần nữa đến tết Nguyên đán, thương lái từ khắp nơi trong cả nước về đây thu mua củ kiệu tại ruộng để đưa đi tiêu thụ.
Nhờ củ kiệu tăng giá đột biến so với năm ngoái nên những ngày này hàng trăm hộ dân ở xã Mỹ Trinh tập trung ra đồng thu hoạch. Từng có thâm niên 15 năm thu mua của kiệu của bà con nông dân, ông Võ Văn Bình cho biết, năm nay củ kiệu tăng giá đến 28.000 đồng (giá cao nhất mùa tết năm ngoái chỉ 18.000 đồng) là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở các tỉnh phía Nam tăng cao. Nhờ giá củ kiệu "đắt đỏ" bên cả thương lái lẫn người dân đều mừng vui, phấn khởi.
“Trung bình mỗi ngày, cơ sở thu mua của tôi xuất khoảng 10 tấn củ kiệu đưa vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Đây là năm đầu tiên giá củ kiệu ở địa phương cao nhất từ trước đến nay. Nhờ vậy mà dịp tết này nhiều gia đình ở Mỹ Trinh có doanh thu từ củ kiệu cả trăm triệu đồng", ông Bình cho hay. 
10-1-Anh-2-Kieu-tet-3691-1389328383.jpg
Sau khi thu hoạch, người dân xã Mỹ Trinh phơi khô kiệu rồi dồn vào bao bán cho thương lái đưa đi khắp nơi tiêu thụ trị trường dịp tết. Ảnh: Minh Thùy.
Chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Trung Hội vui vẻ nói, mùa kiệu tết năm nay gia đình trồng 7 sào, thương lái mua sỉ tại ruộng (thuê cả người thu hoạch) nên ít cơ cực so với nhiều năm trước. Không chỉ được giá, nhiều người dân lại có thêm khoản thu nhập nhờ thương lái thuê thu hoạch củ kiệu trên đồng.
"Cứ 1 kg kiệu nhổ, làm sạch, thương lái trả công 1.500 đồng, trung bình mỗi ngày tôi thu nhập khoảng hơn 200.000 đồng", chị Thu chia sẻ. 
Trải qua trận lũ lịch sử, mặc dù sản lượng củ kiệu ở xã Mỹ Trinh giảm hơn 30% so với năm ngoái thế nhưng nhờ giá cả tăng đột biến nên người dân nơi đây thu lãi lớn. Ông Lê Hoài Lam, Phó trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Phù Mỹ thống kê, toàn huyện có gần 700 ha kiệu, mỗi năm cung ứng thị trường dịp tết khoảng 13.000 tấn mang về doanh thu khoảng 70 tỷ đồng.
"Năm nay nhờ giá mỗi ký củ kiệu lên đến 28.000 đồng, doanh thu của mỗi gia đình chắc chắn tăng hơn nhiều so với năm ngoái, đón tết Nguyên đán sắp tới no ấm hơn", ông Lam nói.  
   Minh Thùy - Trí Tín

Ngày Tết nếu thiếu đi món củ kiệu giòn giòn chua chua ăn kèm bánh chưng hay gà luộc thì hẳn là mất đi không khí Tết.  Cách làm củ kiệu  khôn...

Ngày Tết nếu thiếu đi món củ kiệu giòn giòn chua chua ăn kèm bánh chưng hay gà luộc thì hẳn là mất đi không khí Tết. Cách làm củ kiệu không hề khó chỉ cần bạn dành một chút thời gian cuối tuần để làm là có thể có một hũ củ kiệu ngon ăn Tết rồi. Cùng tìm hiểu cách làm củ kiệu dưới đây nhé.

Nguyên liệu:
  • Một kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
  • 1/2 kg đường, giấm nuôi
  • Cục phèn chua (bằng một lóng tay)
  • Một muỗng cà phê muối
  • Một củ tỏi lột vỏ.
  • Bạn nên chọn loại kiệu Huế, tuy ngâm lâu nhưng vẫn sẽ giòn và ngon hơn loại kiệu lá hay kiệu trâu. Kiệu Huế có phần thân kiệu nở, thắt eo rõ rệt và đuôi kiệu mảnh nhỏ. Kiệu trâu thì có thân hình dài dần, đuôi kiệu to không có nút thắt eo như loại củ kiệu Huế. Khi cắt chân kiệu, tuyệt đối không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng, không còn ngon nữa.
    Kiệu mua về rửa sạch đất, trộn cùng 1/2 chén muối (hoặc tro bếp), đổ nước xâm xấp, ngâm củ kiệu từ tối đến sáng (khoảng 12 tiếng) và đem rửa sạch nhiều lần. Ngâm tiếp vào nước pha phèn chua rồi phơi nắng khoảng một giờ (trong nước phèn chua) sau đó xả sạch nhiều lần. Tiếp đó đem kiệu cắt chân và lá gọn gàng.
    Cách làm củ kiệu 1: Ngâm kiệu trong nước đường
    Muốn món kiệu vừa giòn lại để được lâu bạn hãy cho đường vào trộn sao cho đường thấm kiệu rồi để khoảng 7 – 14 ngày. Khi đó món kiệu sẽ chua tự nhiên, nên rất giòn, trong và để lâu không bị chua đậm hay lên men, hóa rượu. Sau đó lấy giấm nuôi nấu sôi để cho thật nguội rồi cho một ít kiệu đã ướp đường vào ngâm.
    Lưu ý: Trong quá trình ướp kiệu thỉnh thoảng hãy rưới nước đường lên kiệu và đạy kín hũ đựng kiệu, để thật vệ sinh. Cách này sẽ tương đối tốn nhiều thời gian trong suốt quá trình làm.
  • Cách làm củ kiệu 2: Nấu hỗn hợp dấm đường ngâm kiệu
     Nấu một chén dấm cùng một chén đường đầy  và thêm 1/3 muỗng cà phê muối nấu tan đường, tắt bếp, để hỗn hợp đó thật nguội. Sau đó bạn xếp kiệu vào keo. Cho dấm đường vào xấp mặt kiệu, để khoảng 2 tuần là bạn đã có thể dùng được.
    Lưu ý: Dùng bao nylon sạch, bỏ vào đó một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên kiệu để nén tránh trường hợp kiệu nổi lên không ngập trong nước. Khoảng 2 tuần sau, nước kiệu sẽ ra. Vì thế nhìn vào kiệu sẽ trong và rất ngon mắt.
    Nếu các bạn muốn hũ kiệu thật đẹp thì có thể thay 2 lần nước kiệu:
    Lần đầu: Hãy nấu một chén dấm cùng  một chén đường đầy  và thêm vào 1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu độ khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đó đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (một chén dấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được). Làm như thế hũ kiệu sẽ trông rất hấp dẫn.
    Từ khóa tìm kiếm:
    – cách làm củ kiệu ngon
    – cách làm củ kiệu chua ngọt
    – cách làm kiệu chua
    – cach lam cu kieu ngon
    Sưu tầm
    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
  • Món ngon mẹ nấu
  • Đc: 683 Phạm Văn Chí, P,7, Quận 6, HCM
  • Facebook.com/menaumonngon
  • Hotline: 0906.381.393 Chị Trang.

Ăn dưa cà muối, kim chi có bị ung thư? Thông tin “ăn các loại dưa cà muối, kim chi chưa chín sẽ có nguy cơ bị ung thư” đã khiến nhiều ngư...

Ăn dưa cà muối, kim chi có bị ung thư?

Thông tin “ăn các loại dưa cà muối, kim chi chưa chín sẽ có nguy cơ bị ung thư” đã khiến nhiều người không khỏi e ngại, nhưng theo TS Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa TPHCM thì chưa có thông tin hay nghiên cứu nào cho thấy ăn dưa cà muối, kim chi chưa chín sẽ có nguy cơ bị ung thư.
Chưa có thông tin hay nghiên cứu nào cho thấy ăn dưa cà muối, kim chi chưa chín sẽ có nguy cơ bị ung thư.
Thông tin gây ung thư dễ làm bạn hoang mang
TS Anh Đào phân tích: Đây là các thực phẩm được lên men từ muối, đường. Trong quá trình này, chủng vi khuẩn lactic sẽ xuất hiện và sản sinh rất nhanh. Đây là chủng vi khuẩn sinh ra acid lactic, tạo những hợp chất giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu gây thối, nấm mốc. Khi dưa vừa chín tới, có vị chua thanh nhẹ, thơm là thời điểm chủng vi khuẩn lactic phát triển cao nhất.
Món ăn lên men có vi khuẩn tốt cho đường ruột
TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết: Nếu còn sống sót đến đường ruột, vi khuẩn lactic sẽ tiếp tục phát triển và tiêu diệt, ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn xấu khác. Vì vậy, nó đặc biệt có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và còn có khả năng giúp gia tăng kháng thể.
Tuy nhiên, vi khuẩn lactic chỉ sản sinh tốt khi được lên men tự nhiên. Nếu dùng nước chua cũ hoặc giấm để muối dưa, cà thì không thể đạt được hiệu quả như đã nêu ở trên. Nguyên nhân do trong nước chua cũ, các khuẩn có lợi đã chết hoặc nếu còn sống thì tính năng tốt cũng bị mất đi. Kết quả, các khuẩn tốt không có mà còn phát sinh thêm nhiều khuẩn xấu, có hại cho cơ thể. Chủng vi khuẩn lactic hoặc những khuẩn có lợi tương tự cũng không sản sinh được trong giấm. Vì thế, TS Phan Thế Đồng lưu ý: Nguyên liệu để làm dưa, cà muối, kim chi phải được rửa sạch sẽ và phơi khô ráo để hạn chế tối đa mầm vi khuẩn xấu (gây thối, nấm, mốc…).
Nguyên liệu cần phải được chuẩn bị sạch sẽ
TS Anh Đào tư vấn: Nên ăn khi dưa vừa chín tới, màu vừa đổi sang vàng, cắn giòn, vị chua thanh nhẹ, thơm. Nếu muối nhiều, ăn không hết thì phải vắt bớt nước, bỏ vào hộp đậy kín, trữ trong ngăn mát của tủ lạnh để dưa không bị lên men, bị chua thêm. Ăn khi dưa chưa chín cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tương tự như ăn rau sống (chỉ ảnh hưởng khi nguyên liệu không bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm).

 Ngày Tết, củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều gia đình, tiếp khách bạn bè, người thân.  Tuy nhiên, không phải ai ...

 Ngày Tết, củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều gia đình, tiếp khách bạn bè, người thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho củ kiệu trắng hơn, ngon hơn. Sau đây, Nhà hàng Quá Ngon xin giới thiệu một số mẹo nhỏ làm củ kiệu vừa đảm bảo màu sắc bắt mắt mà còn mang lại cảm giác giòn, ngon khó tả.
Chuẩn bị:
Kiệu mua về rửa sạch, ngâm muối hột khoảng 30 phút (1 kg kiệu + 1.5 lít nước + 1/3 gói muối hột tương đương với 5 muỗng cà phê). Sau đó, rửa lại với nước sạch và cắt bỏ phần đuôi và rễ kiệu.
Cách làm củ kiểu trắng và chua ngọt
Nguyên liệu cần thiết để làm củ kiệu ngày tết
Ngâm kiệu đã cắt bỏ đuôi và rễ vào một thau nước đã ngâm sẵn phèn chua (1 lít nước + 1 muỗng cà phê phèn chua đâm nhuyễn). Ngâm khoảng nửa ngày hoặc một ngày (tùy thời gian phù hợp, nếu bạn muốn ăn liền thì ngâm khoảng nửa ngày. Việc ngâm phèn chua có tác dụng làm trắng kiệu)
Sau đó, lấy kiệu đã ngâm phèn chua ra rửa thật sạch. Ta có thể ngâm thêm kiệu trong nước đá khoảng 1 tiếng hoặc không quá nửa ngày (việc ngâm nước đá có tác dụng làm kiệu giòn và cứng).
Tiếp đến, lấy kiệu đã ngâm nước đá ra rửa sạch lại và đem phơi nắng một ngày (việc phơi nắng giúp kiệu ráo nước và trắng, giòn hơn). Sau khi phơi nắng xong, ta đem kiệu vào cắt bỏ phần màng kiệu, hoặc rễ, đầu kiệu bẩn còn xót lại.
Cuối cùng, ta xếp kiệu vào thẩu (keo) theo một trong các nguyên tắc tùy chọn sau:
- 1 lớp kiệu + 1 lớp đường rải đều mặt kiệu + 1 ít muối –> Đợi đường tan chảy thành nước đường (khoảng 7 ngày), đổ nước giấm đã thắn (*) vào và có thể dùng được sau 2 ngày.
- Xếp hết kiệu vào thẩu – Đổ nước đường đã thắn (**) vào. Khoảng 3 ngày sau, nước đường lên men thấm vào làm chua kiệu là ăn được.
Làm củ kiệu ngon ngày tết
Củ kiệu ngon là củ kiệu trằng, giòn và có vị chua ngọt tuyệt vời
Kiệu làm thành công là kiệu trắng, giòn, không bị úng đầu hoặc mềm ủng. Kiệu sẽ có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng của giấm thắn đường (có thể có thêm vị mằn mặn nếu bạn cho thêm nhiều muối khi thắn giấm) hoặc vi chua ngọt từ nước đường lên men tự nhiên nếu bạn không dùng giấm.
(*) Thắn/Nấu nước giấm: 1 lít giấm + 100gr đường cát trắng (không nên dùng đường vàng sẽ làm kiệu bị ngả màu không còn trắng đẹp) + 1 muỗng cà phê muối (có thể không cần cho muối nếu bạn không thích vị mặn). Bắt lên bếp đun sôi, nếm lại nếu có vị chua chua ngọt ngọt trung hòa (không quá chua, không quá ngọt), một chút xíu mằn mặn của muối hoặc vừa khẩu vị theo sở thích của bạn là được. Sau đó, tắt bếp, để thật nguội và cho vào kiệu.
(**) Thắn/Nấu nước đường: 1 lít nước + ½ kg đường cát trắng (không nên dùng đường vàng sẽ làm kiệu bị ngả màu không còn trắng đẹp) + 1 muỗng cà phê muối (có thể không cần cho muối nếu bạn không thích vị mặn). Bắt lên bếp đun sôi, nếm lại nếu có vị ngọt vừa phải (có thể cho nhiều đường hơn nước để nấu thành nước đường đặc nếu thích) là được. Sau đó, tắt bếp, để thật nguội và cho vào kiệu. Nước đường lúc đầu có vị ngọt, nhưng sau khi cho vào kiệu, để khoảng 2-3 ngày sẽ lên men và có vị chua ngọt tự nhiên.
Lưu ý:
Không nên ngâm kiệu trong muối hột và nước quá lâu. Muối sẽ làm kiệu bị mềm và nước sẽ làm kiệu bị úng. Khi cắt kiệu không nên cắt quá sát và phạm vào đầu kiệu. Cắt kiệu không đúng cách sẽ làm kiệu bị mềm ngay lập tức khi cho kiệu ngâm vào giấm hoặc nước đường
                                                                                                                                 theo (nhà hàng)
Vui lòng liên hệ: 
Món ngon mẹ nấu
Đc: 683/7 Phạm Văn Chí, P. 7, Quận 6, HCM
Facebook.com/menaumonngon
Điện thoại: 0906.381.323 Chị Trang

Củ kiệu ngâm chua ngọt - đậm đà vị ngon độc đáo quê hương THÔNG TIN SẢN PHẨM - Sản phẩm đóng hộp theo khối lượng yêu cầu. - Củ kiệu lo...

Củ kiệu ngâm chua ngọt - đậm đà vị ngon độc đáo quê hương
THÔNG TIN SẢN PHẨM
- Sản phẩm đóng hộp theo khối lượng yêu cầu.
- Củ kiệu loại 1, to, mập, trắng, giòn.
- Thành phần: củ kiệu làm sạch, giấm, đường...
- Sản phẩm để trong ngăn mát tủ lạnh, dùng kèm với bánh tét/chưng, thịt kho, ăn trong bữa cơm hàng ngày
GIÁ SẢN PHẨM:
- Hộp   500gr :           80.000 VNĐ
- Hộp   800gr :         120.000 VNĐ 
-Hộp 1.000gr :         150.000 VNĐ

Chúng tôi cam kết sản phẩm chất lượng, đúng trọng lượng và an toàn thực phẩm.
Thời gian đặt hàng từ 3 - 5 ngày làm việc để chúng tôi chuẩn bị món ăn tốt nhất. Để đặt mua các bạn có thể nhấn vào nút mua hàng để mua sản phẩm hoặc để lại thông tin liên hệ và sản phẩm đặt mua tại đường link http://www.cukieuviet.com/lien-he/, chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn để xác nhận đơn hàng.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ CÁC BẠN